Liệu có nên lắp đặt sạc ô tô điện tại nhà?
Việc trang bị trạm sạc cho ô tô điện tại nhà vô cùng thuận tiện và giúp người dùng chủ động về thời gian 'tiếp nhiên liệu' cho xe. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu không nhỏ.
Các sản phẩm xe năng lượng xanh ngày càng trở nên phổ biến và được người tiêu dùng lựa chọn nhờ thân thiện môi trường và khả năng tiết kiệm tối ưu chi phí sử dụng.
Tuy nhiên, việc sạc điện cho các xe là một trở ngại đối với những khách hàng sinh sống và làm việc tại khu vực không có nhiều trạm sạc công cộng. Vì vậy, trang bị thêm bộ sạc di động tại nhà giúp người tiêu dùng thuận lợi hơn trong quá trình "tiếp nhiên liệu" cho những chiếc xế yêu của mình.
Những lợi ích khi sạc xe điện tại nhà
Lợi ích đầu tiên chính là khả năng tiết kiệm chi phí. Thông thường, các loại sạc pin tại nhà có công suất thấp, sử dụng mạng lưới điện dân dụng sinh hoạt. Vì thế điện năng cũng sẽ ít hơn nhiều so với sạc tại các trạm sạc công cộng.
Tuy nhiên, để đẩy nhanh thời gian sạc pin, khách hàng có thể lựa chọn bộ sạc loại công suất lớn hơn và hiệu suất sạc nhanh hơn. Tùy vào cấp độ cổng sạc mà chi phí cũng chênh lệch với nhau.
Khách hàng trang bị bộ sạc di động tại nhà cho xe điện. (ảnh NVCC)
Sạc xe điện tại nhà tiện lợi hơn khi người dùng không cần mất thời gian đánh xe đến các địa điểm sạc công cộng và mất thêm thời thời gian chờ đợi. Trong khi đó, lựa chọn phương thức sạc xe điện tại nhà, chủ xe hoàn toàn có thể chủ động về thời gian.
Tùy vào công suất của bộ sạc di động được trang bị tại nhà, thời gian có thể kéo dài hơn so với sạc tại trạm. Điều này hoàn toàn có thể khắc phục bằng sạc qua đêm.
Ngoài ra, việc sạc xe điện tại nhà còn đảm bảo tính an toàn khi không phải đối mặt với những rủi ro như xe có thể bị mất cắp, bị hư hỏng bởi các yếu tố thời tiết như mưa, gió, nắng gắt...
Bên cạnh những lợi ích thiết thực kể trên, việc lắp đặt sạc di động tại nhà cũng có một số những điểm hạn chế như: chi phí đầu tư cho bộ sạc di động khá cao (tùy vào công suất) và rủi ro về cháy nổ.
Sạc xe qua đêm cũng tiềm ẩn nguy cơ mất công suất và giảm tuổi thọ khối pin, đặc biệt khi xe không được sử dụng trong một thời gian dài sau khi sạc đầy.
Chi phí lắp đặt sạc cho ô tô điện tại nhà
Trên thị trường, có nhiều đơn vị chuyên cung cấp, phân phối và lắp đặt bộ sạc ô tô điện tại nhà cho khách hàng. Mẫu mã và chủng loại đa dạng, giá cả ghi nhận có sự chênh lệch, tuy nhiên không đáng kể.
Chi phí lắp đặt trạm sạc di động tại nhà dùng điện 1 pha loại 7kW có giá khoảng 10 triệu đồng. (ảnh NVCC).
Anh Lê Đức Thuận, đại diện Công ty cổ phần công nghệ EVCar Việt Nam, đơn vị chuyên cung cấp và thi công các thiết bị sạc dành cho ô tô điện cho biết, nhu cầu sử dụng các sản phẩm ô tô điện ngày càng gia tăng, phía đơn vị đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng nhiều chủng loại sạc với nhiều công suất và mẫu mã khác nhau, phù hợp với đa dạng các sản phẩm xe điện đang có trên thị trường.
"Với những loại sạc di động có công suất nhỏ như 2,2 kW, 3,5 kW và 7 kW sẽ có giá từ 5 đến 8 triệu đồng. Ưu điểm của loại sạc này là gọn nhẹ, dễ dàng sử dụng, có thể mang theo xe và sử dụng bất cứ đâu có nguồn điện", anh Thuận cho hay. "Trong khi những loại sạc có công suất lớn hơn, yêu cầu phải thi công lắp đặt tại nhà sẽ có chi phí lớn hơn, đòi hỏi nguồn điện cung cấp đầu vào cũng sẽ cao hơn".
Cụ thể, với loại sạc 7kW gắn tường, sử dụng chính nguồn điện dân dụng sinh hoạt 1 pha (220V) sẽ có giá 10 triệu đồng. Hai loại sạc lớn hơn gồm 11kW và 22kW sẽ phải sử dụng nguồn điện 3 pha, chi phí lần lượt là 14 và 18 triệu đồng, anh Thuận nói thêm.
Bên cạnh đó, đối với những gia đình được trang bị hệ thống điện 3 pha sẵn có, khách hàng mong muốn lắp đặt bộ sạc nhanh công suất lớn, đơn vị sẽ thi công theo yêu cầu.
Bộ sạc nhanh DC sẽ có giá dao động từ 60 – 140 triệu theo dải công suất 20 – 30 – 40kW. (ảnh minh họa).
Đối với những dòng xe điện hạng sang của Mercedes-Benz, Porsche, Audi…dung lượng pin lớn nên việc lắp đặt những bộ sạc nhanh DC tại nhà là giải pháp phù hợp. Những bộ sạc như vậy sẽ có giá dao động từ 60 – 140 triệu đồng theo dải công suất 20 – 30 – 40kW, anh Thuận chia sẻ thêm.
Thời gian lắp đặt tùy thuộc vào vị trí nguồn điện cũng như hệ thống điện sẵn có của gia đình, toàn bộ quá trình lắp đặt có thể kéo dài 2-3h đồng hồ.
tin liên quan
xe mới về
-
Kia K3 Premium 1.6 AT 2022
Giá: 580 Triệu
-
Mazda CX5 2.5 AT 2016
Giá: 508 Triệu
-
Toyota Vios E CVT 2022
Giá: 448 Triệu
-
Kia Cerato 2.0 AT Premium 2019
Giá: 490 Triệu
-
Kia K3 Premium 2.0 AT 2022
Giá: 590 Triệu
-
Ford EcoSport Titanium 1.5L AT 2016
Giá: 348 Triệu