trang chủ tin tức Nghịch lý giữa xe xăng và điện của Trung Quốc tại Việt Nam

Nghịch lý giữa xe xăng và điện của Trung Quốc tại Việt Nam

Nhắc đến ô tô Trung Quốc trong thời gian gần đây người ta thường nói đến xe điện. Tuy vậy tại thị trường Việt Nam đến lúc này, các mẫu xe Trung Quốc chạy xăng có vẻ như thành công hơn.

Số lượng các hãng ô tô Trung Quốc tại Việt Nam tăng nhanh chóng những năm gần đây. Sau MG và Beijing ra mắt năm 2020, giai đoạn từ 2022 đến nay chứng kiến hàng loạt thương hiệu xe Trung Quốc gia nhập thị trường như Wuling, Haval, Lynk & Co, Haima, BYD hay GAC.

Ô tô Trung Quốc tại Việt Nam: Nghịch lý xe xăng và xe điện- Ảnh 1.
 

Mẫu ô tô Trung Quốc Beijing X7 từng thu hút sự chú ý lớn khi cập bến Việt Nam.

Thời gian đầu, những chiếc xe Trung Quốc tại thị trường Việt vẫn cạnh tranh bằng mẫu mã bắt mắt, nhiều trang bị và giá rẻ. Đơn cử có Beijing X7 với hàng loạt công nghệ và giá bán chỉ từ 528 - 688 triệu đồng, thấp hơn đáng kể loạt SUV hạng C cùng phân khúc.

MG cũng “chào sân" thị trường Việt Nam bằng bộ đôi SUV giá rẻ là ZS và HS. Tại thời điểm ra mắt, giá MG ZS rẻ hơn cả trăm triệu đồng so với các mẫu B-SUV như Hyundai Kona hay Ford EcoSport. Còn mức khởi điểm của MG HS cũng thấp hơn đáng kể Hyundai Tucson, hay Mazda CX-5.

Sau “cơn sốt" khi vừa trình làng, Beijing X7 nhanh chóng đánh mất sức hút và rơi vào quên lãng. Đầu năm 2022, thương hiệu này giới thiệu thêm mẫu sedan hạng C là U5 Plus song cũng không để lại nhiều ấn tượng.

Tuy vậy một thương hiệu khác là MG lại tiếp tục ra mắt các dòng xe xăng giá rẻ như MG5, New MG5 hay RX5 và dường như đang có kết quả tích cực. Khác Beijing, MG đang có những thành công nhất định với hơn 10.000 xe bán ra tính từ tháng 7/2023 - 7/2024. Xét riêng nửa đầu 2024, doanh số ô tô MG đạt hơn 6.000 chiếc, cao gấp 6 lần cùng kỳ.

Ô tô Trung Quốc tại Việt Nam: Nghịch lý xe xăng và xe điện- Ảnh 2.

Lynk & Co được định vị ở phân khúc cận cao cấp. Ảnh: Linh Nhất.

Một hướng tiếp cận thị trường Việt khác được nhiều hãng ô tô Trung Quốc lựa chọn là xe năng lượng mới (gồm xe thuần điện và hybrid).

Những ví dụ tiêu biểu cho hướng đi này có thể kể đến Haval với mẫu H6 Hybrid; Wuling với MiniEV và sắp tới là Bingo; BYD với Dolphin, Atto 3, Seal cùng Han, Tang và M6 sắp ra mắt; hay mới đây là GAC với bộ ba xe điện Aion là Y Plus, ES và Hyptec HT.

Dù được nhiều hãng lựa chọn, các dòng ô tô Trung Quốc dùng năng lượng mới vẫn chưa thực sự tạo dấu ấn rõ rệt tại thị trường Việt.

Haval H6 không ít lần giảm giá hàng trăm triệu để cải thiện sức bán, còn doanh số cả năm 2023 của Wuling MiniEV chỉ bằng 10% mục tiêu đề ra. 

Bộ ba xe điện BYD đã ra mắt có nhiều công nghệ và phạm vi hoạt động lớn, nhưng vẫn đang gặp khó về mạng lưới trạm sạc.

Trong khi đó, Lynk & Co lại có hướng đi riêng khi phần lớn dải sản phẩm vẫn dùng động cơ đốt trong, tuy nhiên không cạnh tranh ở nhóm xe giá rẻ mà hướng đến phân khúc cận cao cấp. 

Ngoại trừ Lynk & Co 06 có giá 729 triệu đồng, còn các mẫu còn lại như 01, 05 và 09 đều khởi điểm trong khoảng từ 1- 2,2 tỷ đồng.

(Nguồn: https://xe.baogiaothong.vn/o-to-trung-quoc-tai-viet-nam-nghich-ly-xe-xang-va-xe-dien-192241002165923158.htm)

xe mới về

Sy Mai Auto